BAS và Red Team hiện đang là hai phương pháp quan trọng được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá và cải thiện an ninh mạng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có cách tiếp cận và ưu nhược điểm riêng. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng phương pháp, trong bài viết này, MVTech sẽ đưa ra một số so sánh cơ bản về phương pháp tiếp cận, ưu nhược điểm của từng giải pháp để quý khách hàng có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp của mình.
Phụ lục
Toggle1. Phương pháp tiếp cận
Giả lập Vi phạm Tấn công (BAS):
- Tự động hóa: BAS sử dụng công nghệ tự động hóa để thực hiện các cuộc tấn công mô phỏng liên tục và định kỳ. Điều này cho phép tổ chức kiểm tra hệ thống bảo mật một cách liên tục mà không cần can thiệp của con người.
- Phạm vi rộng: BAS có khả năng thực hiện nhiều kịch bản tấn công khác nhau trên quy mô lớn, từ các cuộc tấn công mạng cơ bản đến phức tạp.
- Dữ liệu liên tục: Cung cấp dữ liệu và báo cáo liên tục về tình trạng bảo mật của hệ thống, giúp tổ chức có thể phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa mới.
Red Team:
- Chuyên gia con người: Red Team gồm các chuyên gia bảo mật thực hiện các cuộc tấn công có tính chất thủ công, tập trung vào việc khai thác các lỗ hổng bảo mật phức tạp và khó phát hiện.
- Tư duy sáng tạo: Red Team sử dụng tư duy sáng tạo và kinh nghiệm của con người để tìm ra các lỗ hổng mà các công cụ tự động có thể bỏ sót.
- Mô phỏng thực tế: Các cuộc tấn công do Red Team thực hiện thường phức tạp và giống với các cuộc tấn công thực tế hơn, bao gồm cả kỹ thuật xã hội và tấn công vật lý.
2. Hiệu quả và lợi ích
Giả lập Vi phạm Tấn công (BAS):
- Tốc độ và tính liên tục: BAS có thể thực hiện kiểm tra bảo mật liên tục và tự động, giúp phát hiện và vá các lỗ hổng một cách nhanh chóng.
- Chi phí: Do tính tự động hóa cao, BAS thường có chi phí thấp hơn so với việc duy trì một đội ngũ Red Team chuyên nghiệp.
- Quy mô: BAS có thể áp dụng trên quy mô lớn và kiểm tra nhiều hệ thống cùng một lúc, điều này đặc biệt hữu ích cho các tổ chức lớn với nhiều hệ thống phức tạp.
Hiện nay, MVTech là đơn vị phân phối giải pháp BAS của Hãng Bảo mật Picus tại Việt Nam.
Red Team
- Khả năng phát hiện lỗ hổng phức tạp: Red Team có khả năng phát hiện các lỗ hổng phức tạp và không rõ ràng mà các công cụ tự động của BAS có thể bỏ qua.
- Đánh giá toàn diện: Red Team cung cấp cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mức độ bảo mật của tổ chức, bao gồm cả các yếu tố con người và quy trình.
- Tư vấn và đề xuất cải tiến: Red Team không chỉ phát hiện lỗ hổng mà còn đưa ra các đề xuất chi tiết và chiến lược để cải thiện bảo mật.
3. Điểm hạn chế
Giả lập vi phạm tấn công (BAS):
- Hạn chế về sáng tạo: BAS phụ thuộc vào các kịch bản tấn công đã được lập trình sẵn, có thể bỏ qua các lỗ hổng không phổ biến hoặc mới xuất hiện.
- Thiếu yếu tố con người: Không thể mô phỏng hoàn toàn các kỹ thuật tấn công phức tạp như kỹ thuật xã hội mà Red Team có thể thực hiện.
Red Team:
- Chi phí cao: Chi phí duy trì một đội ngũ Red Team chuyên nghiệp thường cao hơn do yêu cầu về nhân lực và chuyên môn.
- Gián đoạn hoạt động: Các cuộc tấn công mô phỏng của Red Team có thể gây ra gián đoạn hoạt động của tổ chức trong quá trình kiểm tra.
Kết luận
Cả BAS và Red Team đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. BAS phù hợp cho việc kiểm tra bảo mật liên tục và tự động trên quy mô lớn với chi phí thấp. Trong khi đó, Red Team cung cấp các đánh giá bảo chi tiết, phát hiện các lỗ hổng phức tạp mà các công cụ tự động có thể bỏ qua. Việc kết hợp cả hai phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tối ưu, giúp tổ chức duy trì mức độ bảo mật cao và phản ứng nhanh chóng trước các mối đe dọa an ninh mạng.