Phụ lục
ToggleSOAR là gì?
SOAR viết tắt của Security Orchestration, Automation and Response. SOAR tìm cách giảm bớt áp lực cho nhóm IT bằng cách kết hợp các phản hồi tự động cho nhiều sự kiện khác nhau. Hệ thống SOAR cũng có thể được lập trình để phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Điều này giúp các nhóm bảo mật có khả năng quyết định cách SOAR có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra như: tiết kiệm thời gian, giảm số lượng nhân viên hoặc giải phóng khối lượng công việc cho nhân viên.
SOAR kết hợp khả năng của ba giải pháp: quản lý các mối đe dọa và lỗ hổng, ứng phó với các sự cố bảo mật và tự động hóa hoạt động bảo mật. Do đó, bảo mật SOAR cung cấp một hệ thống quản lý mối đe dọa từ trên xuống dưới. Các mối đe dọa được xác định và sau đó xây dựng chiến lược ứng phó. Hệ thống được hoạt động một cách tự động và hiệu quả hơn.
SOAR hoạt động như thế nào?
Các thành phần riêng lẻ của SOAR bao gồm: Điều phối, tự động hóa và phản hồi. Chúng phối hợp cùng với nhau để giúp giảm bớt gánh nặng cho nhóm bảo mật của tổ chức.
Khả năng phối hợp
Hệ thống SOAR cho phép các nhóm an ninh mạng và CNTT kết hợp các khả năng khi họ giải quyết trong môi trường mạng tổng thể theo cách thống nhất. Các công cụ mà SOAR sử dụng có thể kết hợp dữ liệu nội bộ và thông tin bên ngoài về các mối đe dọa. Sau đó, các nhóm có thể sử dụng thông tin này để xác định gốc rễ vấn đề của tình trạng bảo mật.
Khả năng tự động hóa
Các tính năng tự động hóa của SOAR giúp nó khác biệt với hệ thống bảo mật khác vì chúng giúp loại bỏ nhu cầu thực hiện các bước thủ công. Vốn có thể tốn thời gian và tẻ nhạt, tốn nguồn lực. Tự động hóa bảo mật có thể thực hiện nhiều tác vụ, bao gồm quản lý quyền truy cập người dùng và nhật ký truy vấn. Tự động hóa cũng có thể sử dụng như một công cụ để điều phối. SOAR có thể tự động hóa các tác vụ mà thông thường sẽ cần nhiều công cụ bảo mật để thực hiện.
Phản ứng, đối phó
Cả phối hợp và tự động hóa đều cung cấp nền tảng cho tính năng phản hồi của hệ thống SOAR. Với SOAR, một tổ chức có thể quản lý, lập kế hoạch và phối hợp cách họ phản ứng với mối đe dọa bảo mật. Tính năng tự động hóa của SOAR loại bỏ nguy cơ lỗi của con người. Điều này làm cho phản hồi chính xác hơn và cắt giảm thời gian cần thiết để khắc phục các vấn đề bảo mật.
Lợi ích của SOAR
Đáp ứng nhu cầu ngân sách: Số lượng và các mối đe dọa ngày càng gia tăng gây ra các vấn đề về ngân sách cho doanh nghiệp. Với mối đe dọa mới, giao thức mới cần phải phát hiện sớm và điều này đòi hỏi phải có sự cập nhật thông tin, kiến thức nhanh. Đặc biệt trong vấn đề quản lý quy trình về bảo mật cần phải nắm bắt được. Với mỗi loại tấn công mới, một tổ chức phải sắp xếp phân tích dữ liệu và phát hiện các hệ thống giải quyết vấn đề. Điều này cần thời gian, năng lượng và tài nguyên. Nhưng với SOAR, từng khía cạnh của phương pháp tiếp cận được hợp lý hóa và phần lớn có thể được tự động hóa giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Nâng cao hiệu quả và quản lý thời gian: Khi tiết kiệm được thời gian thông qua việc sử dụng phương pháp SOAR, năng suất sẽ được tăng cường. Những người trong nhóm bảo mật thường dành vô số thời gian cho các công việc mà SOAR có thể thực hiện một cách tự động trong vài giờ. Với điều này, việc sử dụng nguồn nhân lực sẽ đạt hiệu quả hơn. Dành ít thời gian cho các công việc có thể tự động và ít nguồn nhân lực phải tuyển dụng.
Quản lý sự cố hiệu quả hơn: Các doanh nghiệp cũng có thể hưởng lợi khi các mối đe dọa được xử lý nhanh hơn. Cơ sở hạ tầng SOAR cho phép phản hồi nhanh, cũng như can thiệp chính xác hơn. Vì ít lỗi hơn nên ít thời gian phải khắc phục sự cố. Các lỗi do con người được giảm thiệu, hệ thống hoạt động hiệu quả hơn.
Tính linh hoạt: SOAR có thể được thiết lập theo nhu cầu cụ thể của tổ chức. Thiết kế của SOAR cho phép nó thay đổi theo nhu cầu của hệ thống bảo mật hiện tại. Điều này có nghĩa là nó có thể áp dụng vào thiết lập hiện tại của bạn mà không cần phải thiết lập lại hệ thống gây mất thời gian và tài nguyên. SOAR có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cho dù dữ liệu có thể đến từ nguồn thủ công, máy móc hay email. Sau đó, nhóm bảo mật có thể đưa ra quyết định cách dữ liệu được theo dõi theo cách phù hợp nhất với nhu cầu của tổ chức.
Tăng cường hợp tác: Khi các mối đe dọa khác nhau được giải quyết bởi hệ thống SOAR, các nhóm bảo mật có thể cùng nhau hợp tác để đưa ra các thiết lập và tự động SOAR tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến một bộ giao thức thống nhất, cũng như trao quyền cho các nhóm CNTT để cùng hợp tác
So sánh SOAR vs SIEM
Cả SOAR và SIEM đều là phát hiện các vấn đề bảo mật và thu thập dữ liệu liên quan đến tính bảo mật của hệ thống. Chúng cũng xử lý các thông báo mà nhân viên anh ninh có thể sử dụng để giải quyết các mối quan tâm. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa chúng.
SOAR thu thập dữ liệu và cảnh báo các nhóm bảo mật bằng một nền tảng tập trung giống như SIEM, nhưng SIEM chỉ cảnh báo tới các chuyên gia phân tích bảo mật. Mặt khác, bảo mật SOAR tiến xa hơn một bước bằng cách tự động hóa các phản hồi. Nó sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm hiểu các hành vi mẫu điển hình, cho phép dự đoán các mối đe dọa tương tự trước khi chúng xảy ra. Điều này giúp nhân viên bảo mật dễ dàng phát hiện và đánh giá các mối đe dọa hơn.
Lợi thế điều tra
Trong khi giải pháp SIEM chỉ gửi cảnh báo khi phát hiện các hoạt động đáng ngờ. Với SOAR, đường dẫn điều tra được sẽ được tự động hóa. Điều này giúp giảm thời gian xử lý các cảnh báo. Với SIEM, mặc dù cảnh báo có thể được sắp xếp và phân loại, nhưng quá trình điều tra phải diễn ra thủ công.
Lợi thể tổng hợp dữ liệu
Trong khi cả SIEM và SOAR đều tổng hợp dữ liệu, SOAR tiếp cận xa hơn và tập hợp các nguồn dữ liệu đa dạng. Ví dụ: SIEM có thể thu thập dữ liệu từ nhật ký hoặc sự kiến đề từ các thành phần trong cơ sở hạ tầng của bạn. SOAR có thể thu thập các thông tin từ các nguồn bên ngoài và phần mềm bảo mật endpoint